Bàn giải pháp phát triển sản phẩm OCOP gắn với nông nghiệp, làng nghề
- Bàn giải pháp phát triển sản phẩm OCOP gắn với nông nghiệp, làng nghề
- 500 người sẽ tham gia đồng diễn Yoga “Chào mặt trời – Chào đỉnh Fansipan” tại Sa Pa vào ngày 24/6
- Bức tranh du lịch đối với cộng đồng LGBTQ+ và giải pháp du lịch bình đẳng của Booking.com
- Đệ Nhất Heo Tộc Quay Lu Chặt Mẹt– Đặc sản nổi tiếng Việt Nam
- TRƯỜNG TRUNG CẤP VIỆT GIAO: NƠI HUN ĐÚC ĐAM MÊ
Tại Đồng Tháp, việc phát triển du lịch nông nghiệp, du lịch cộng đồng gắn với Chương trình OCOP thời gian qua được tỉnh đặc biệt quan tâm và đang từng bước hỗ trợ các địa phương xây dựng các điểm du lịch cộng đồng đạt tiêu chuẩn OCOP.
Tại Hội thảo, các đại biểu được nghe các chuyên gia chia sẻ định hướng phát triển nhóm sản phẩm dịch vụ và điểm du lịch; đề xuất giải pháp phát triển du lịch cộng đồng trong chương trình OCOP; kinh nghiệm phát triển du lịch gắn với phát triển làng nghề truyền thống.
Thầy Phan Bửu Toàn- Phó Hiệu Trường Cao Đẳng Du Lịch Sài Gòn chia sẻ về vấn đề hiện nay người tiêu dùng chưa thật sự hiểu sản phẩm OCOP là gì? khái niệm 3 sao, 4sao hay 5 sao là như thế nào
Du khách, đặc biệt là người nước ngoài còn xa lạ với hàng OCOP, Giá cả và mẫu mã bao bì đóng gói của sản phẩm OCOP là một trong những trở ngại khi đưa hàng OCOP khi tiếp cận với khách hàng.
Khi xác định sản phẩm OCOP gắn với du lịch sẽ góp phần làm phong phú cho chương trình du lịch, thu hút khách tham quan, trải nghiệm. Thỏa mãn nhu cầu mua sắm của du khách. Khai thác các giá trị văn hóa bản địa gắn với giới thiệu, quảng bá sản phẩm từ những làng nghề truyền thống, sản phẩm OCOP.
Việc gắn kết sản phẩm OCOP với du lịch là hướng đi cần thiết và quan trọng, tạo ra không gian phát triển kinh tế cho khu vực nông thôn, đồng thời bảo tồn các giá trị văn hóa, bảo vệ cảnh quan và môi trường nông thôn, góp phần xây dựng nông thôn mới bền vững ở các địa phương.
Ông Trần Anh Tuấn Viện Phó, Viện Nghiên cứu & Ứng dụng Đổi mới Sáng tạo Doanh nghiệp (3AI) đã đúc kết từ nhiều chương trình xây dựng phát triển chiến lược kinh tế từ nhiều chương trình quốc gia đã chia sẻ về cần chuyển đổi mô hình kinh doanh du lịch kết hợp với thương mại hoá sản phẩm OCOP và làng nghề.
Ngành du lịch cần định hình lại cách khách hàng đi du lịch, các giải pháp tiếp thị, bán hàng và quản lý du lịch bởi công nghệ và ĐMST - cụ thể là các giải pháp du lịch liền mạch.
Thấu hiểu được sự giao thoa giữa ý thức khách hàng, tăng tốc công nghệ và quản lý điểm đến. Du lịch có trách nhiệm và lồng ghép các yếu tố văn hoá địa phương vào trải nghiệm du lịch và sản phẩm OCOP giúp tăng tính chân thực và hấp dẫn du khách.
Sản phẩm thủ công phản ánh di sản văn hóa độc đáo tạo ra những trải nghiệm đáng nhớ cho du khách. Sản phẩm OCOP và làng nghề chính là chất xúc tác cho du lịch phát triển bền vững.
Bên cạnh đó, các chuyên gia cũng lưu ý các địa phương trong phát triển du lịch cần đặc biệt quan tâm đến việc xây dựng bộ nhận diện thương hiệu; nâng cao nhận thức cộng đồng về du lịch cộng đồng và chương trình OCOP trên địa bàn tỉnh; chú trọng xây dựng sản phẩm du lịch cộng đồng gắn với phát triển nông thôn mới và chương trình OCOP v.v..
Ông Huỳnh Kim Khuê – Phó Giám Đốc Trung Tâm Xúc Tiến Thương Mại Du Lịch Và Đầu Tư Đồng Tháp chia sẻ:
Đồng Tháp đã và đang đẩy mạnh hoạt động liên kết vùng, kết nối cung - cầu giữa các tỉnh, thành phố trên cả nước. Nổi bật phải kể đến việc đưa vào hoạt động “Trung tâm giới thiệu đặc sản và du lịch tỉnh Đồng Tháp tại Hà Nội”; tổ chức các chương trình “Tuần Hàng Cá Tra/Basa và đặc sản Đồng Tháp”; “Điểm trưng bày, giới thiệu quảng bá nông đặc sản Đồng Tháp tại Hà Nội” “ Trung tâm giới thiệu Đặc Sản, Du lịch và Ẩm Thực Đồng Tháp và các tỉnh ĐBSCL tại Phú Quốc”...và tham gia các hoạt động XTTM khác tại thị trường trong và ngoài nước...qua đó góp phần hỗ trợ quảng bá sản phẩm và thương hiệu của doanh nghiệp từng bước vươn xa.
Thông qua các trang thương mại điện tử, các nền tảng công nghệ số. Hiện nay, số người sử dụng các trang thương mại điện tử nhằm mua sắm và truy cập vào các ứng dụng nền tảng tăng liên tục trong thời đại số hóa.
Do đó, đây trở thành những kênh tiếp cận tiêu dùng, quảng bá sản phẩm nhanh và phổ biến nhất thay cho những kênh phân phối truyền thống.
Đồng Tháp có 357 sản phẩm được công nhận sản phẩm OCOP đạt 3 sao và 4 sao (01 sản phẩm đạt 5 sao , 81 sản phẩm đạt 4 sao và 275 sản phẩm đạt 3 sao). Ngoài ra, còn 03 sản phẩm OCOP tiềm năng đã hoàn thiện thủ tục, hồ sơ đang chờ Hội đồng đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP cấp quốc gia xét công nhận sản phẩm OCOP đạt hạng 5 sao.
Đồng Tháp có 154 điểm du lịch nông nghiệp, du lịch cộng đồng đang khai thác phục vụ khách du lịch. Góp phần làm phong phú các sản phẩm du lịch của Đồng Tháp, thực hiện chủ trương của Tỉnh phát triển du lịch nông nghiệp là chiến lược, trụ cột, căn bản, toàn diện, lâu dài, có ý nghĩa quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
Buổi toạ đàm đã nhận được sự quan tâm của nhiều doanh nghiệp và các ban ngành chức năng liên quan. Sự thành công của buổi toạ đàm sẽ mở ra thêm nhiều chương trình xúc tiến hỗ trợ đào tạo và kết nối thêm cho các hoạt động của du lịch và OCOP Đồng Tháp.






- Review: Sản phẩm mình đã sử dụng để xử lý dứt điểm viêm nang lông
- Trung bình mỗi phút có 14 nghìn sản phẩm được bán ra qua Shopee Live trong hai giờ đầu tiên của ngày 11.11
- Galaxy Z5 Series: Tự do sáng tạo, thỏa sức khai phá cảm hứng vô tận
- Xiaomi 13T Series ra mắt toàn cầu: thách thức iPhone 15 với camera Leica, màn hình 144Hz, sạc nhanh 120W, quay video 8K
- Lý do người dùng thờ ơ trong ngày mở đặt trước thế hệ Táo Khuyết thứ 15?
- HÀNH TRÌNH 15 NĂM THÀNH LẬP VÀ PHÁT TRIỂN DAVECO GROUP: “DẤU ẤN VƯƠN CAO”
- NHÀ TÀI TRỢ CHÍNH “CHỐT ĐƠN” ĐẬM TẠI VIETBUILD HCM 2023 LẦN III
- Khám phá mô hình trải nghiệm sản phẩm độc đáo, lần đầu xuất hiện tại Việt Nam của Samsung
- ‘Nhọc nhằn ơi, xin vơi’ - MV về hành trình ‘Cho em mang ước mơ tới trường’
- Bàn giải pháp phát triển sản phẩm OCOP gắn với nông nghiệp, làng nghề